Giá nhôm tăng cao: Tác động từ nhu cầu mạnh mẽ tại Trung Quốc và lệnh cấm của Mỹ -Anh
Nhu cầu cao từ các ngành công nghiệp kết hợp với việc hạn chế nhập khẩu, giao dịch nhôm từ Nga cùng với sự hạn chế nguồn cung toàn cầu, đã dẫn đến giá nhôm tăng mạnh trên thị trường quốc tế từ đầu năm 2024.
Giá nhôm lập đỉnh
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/3 trên sàn London, giá nhôm giao sau 3 tháng tăng lên 2.337,5 USD/tấn, mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Trong nửa đầu tháng 4/2024, giá nhôm liên tục tăng và vượt mốc 2.700 USD/tấn, mức cao nhất trong gần 2 năm qua.
Giá nhôm giao dịch có thời điểm vượt ngưỡng 2.700 USD/tấn trong tháng 4/2024 (Nguồn: investing.com)
Áp lực nguồn cung từ lệnh cấm và cắt giảm sản xuất
Theo thông tin chính thức từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ, ngày 12/4, Mỹ và Anh phối hợp ban hành hai quy định mới nhằm cắt giảm doanh thu của Nga từ xuất khẩu nhôm, đồng và nicken. Biện pháp này cấm nhập khẩu nhôm, đồng và nicken có nguồn gốc từ Nga vào Hoa Kỳ và giới hạn việc sử dụng các kim loại này trên các sàn giao dịch toàn cầu và giao dịch phái sinh phi tập trung. Các sàn giao dịch kim loại như London Metal Exchange (LME) và Chicago Mercantile Exchange (CME) sẽ bị cấm giao dịch nhôm, đồng và niken mới từ Nga. Nga là nhà sản xuất nhôm lớn thứ hai thế giới, do đó việc cấm nhập khẩu và hạn chế giao dịch nhôm từ Nga có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường quốc tế, tác động mạnh lên giá nhôm.
Không chỉ vậy, công ty nghiên cứu đầu tư UOB Kay Hian cho biết kho dự trữ nhôm của sàn giao dịch London Metal Exchange LME ở mức tương đối thấp, chỉ khoảng 549,000 tấn vào cuối năm 2023. Đồng thời, kho dự trữ nhôm tại Trung Quốc cũng chỉ khoảng 434,000 tấn, với việc không có sự nhập khẩu lớn và sản lượng nhôm bị ảnh hưởng tiêu cực sau khi sản xuất tại tỉnh Vân Nam bị cắt giảm trong Quý 4 năm 2023.
Áp lực từ nguồn cung thắt chặt lên giá nhôm
Cùng với đó, ngày 15/3, nhà sản xuất nhôm lớn thứ 8 thế giới Alcoa đã tuyên bố cắt giảm sản xuất tại nhà máy nhôm Portland ở bang Victoria, Úc do sự bất ổn trong quá trình sản xuất. Sản lượng tại nhà máy này sẽ giảm xuống còn khoảng 75% tổng công suất 358,000 tấn mỗi năm. Đồng thời, Alcoa cũng đã chính thức thông báo về việc đóng cửa nhà máy tinh luyện nhôm alumina Kwinana tại Tây Úc vào tháng 1/2024 do điều kiện thị trường khó khăn và cơ sở hạ tầng lạc hậu. Cả hai động thái này đều dẫn đến việc giảm sản lượng nhôm đáng kể của Alcoa và tạo áp lực lên giá nhôm.
Tăng trưởng nhu cầu từ Trung Quốc
Theo phân tích từ Citi Research, nhu cầu cao đối với nhôm trong các dự án năng lượng mặt trời và xe điện sẽ giúp duy trì giá nhôm ở mức cao tại Trung Quốc, nước tiêu thụ nhôm hàng đầu thế giới. Trong hai tháng đầu tiên của năm 2024, các dự án lắp đặt năng lượng mặt trời tại Trung Quốc đã tạo ra 36.7 gigawatt điện, tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt qua dự đoán của thị trường. Doanh số bán lẻ xe điện mới tại Trung Quốc đạt 1.765 triệu đơn vị trong Quý 1 năm 2024, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Cả hai yếu tố này đều cho thấy nhu cầu về nhôm tăng cao.
Citi Research dự báo lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ là động lực chính cho nhu cầu nhôm tại Trung Quốc vào năm 2024
Các lĩnh vực như vật liệu xanh và cơ sở hạ tầng năng lượng, được thúc đẩy bởi mục tiêu giảm khí thải carbon và kiểm soát ô nhiễm của chính phủ Trung Quốc, cũng sẽ góp phần làm tăng nhu cầu nhôm tại nước này.
Ngoài ra, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED dự kiến cắt giảm lãi suất có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi của nhu cầu nhôm toàn cầu. Điều này được xem là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy giá nhôm trên thị trường thế giới.
Khó khăn cho doanh nghiệp nhôm trong nước
Thị trường nhôm thế giới tác động mạnh đến thị trường và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhôm trong nước. Sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khiến giá nhôm trong nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động giá nhôm quốc tế, dẫn đến giá nhôm trong nước tăng cao. Bên cạnh áp lực chi phí đầu vào, các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước còn phải đối mặt với sự cạnh tranh về giá và thị phần từ các doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư tại Việt Nam.
Tập đoàn Ngọc Diệp chủ động quản lý rủi ro và tăng cường dự trữ để đối phó với biến động giá nhôm trên thị trường quốc tế (Ảnh: Nhà máy Nhôm Dinostar)
Để ứng phó với các thách thức trên, Tập đoàn Ngọc Diệp đã chủ động triển khai các biện pháp quản lý rủi ro, tăng cường dự trữ nguyên liệu đầu vào để giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và ứng phó tốt hơn với biến động của giá nhôm trên thị trường quốc tế. Những nỗ lực này đã giúp thương hiệu Nhôm Dinostar của Tập đoàn Ngọc Diệp duy trì vị thế dẫn đầu ngành công nghiệp nhôm trong nước và đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường nội địa, đồng thời giữ vững được tốc độ tăng trưởng kinh doanh.